Tiểu cảnh giống như một khu vực chứa đựng thiên nhiên, không khí trong lành của ngôi nhà vậy. Nó không chỉ làm đẹp, tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống mà cả đảm bảo môi trường sống của mỗi người diễn ra tốt nhất.
Vậy tiểu cảnh trong nhà phố là gì? Làm thế nào để thiết kế tiểu cảnh trong nhà phố thu hút tài lộc? Hãy cùng AN ĐẠI LỘC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tiểu cảnh trong nhà phố là gì? Nên thiết kế như thế nào?
Như đã nói ở trên, tiểu cảnh trong nhà phố được xem là một khoảng không gian nhỏ được thiết kế trong nhà ở, nơi chứa đựng cây xanh cũng như tăng ánh sáng và quang hợp tự nhiên của ngôi nhà.
Tiểu cảnh là nơi chứa đựng cây xanh, tăng ánh sáng và quang hợp tự nhiên của ngôi nhà.
Đối với những ngôi nhà phố thì tiểu cảnh đóng vai trò rất quan trọng, nó không chỉ tăng vẻ đẹp cho không gian sống mà còn mang đến một môi trường trong lành cho gia chủ cũng như những thành viên trong gia đình. Không những vậy việc thiết kế tiểu cảnh trong nhà còn hút tài lộc, vận khí cũng như thịnh vượng, giúp cuộc sống gia đình của quý khách thêm êm ấm, hạnh phúc.
Lưu ý chọn vị trí trong thiết kế tiểu cảnh trong nhà phố được chia làm 3 loại.
Thiết kế tiểu cảnh trong nhà phố rất đa dạng trong kiểu dáng nên quý khách cần tham khảo và lựa chọn thiết kế tiểu cảnh phù hợp với gia đình cũng như không gian sống của mình.
Tiểu cảnh giếng trời trong nhà ống
Trong nhà ống tiểu cảnh kết hợp với giếng trời sẽ tạo nên một không gian vô cùng tuyệt mỹ. Phần giếng trời vừa thu hút ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà vừa nuôi dưỡng những cây cối bố trí trong tiểu cảnh. Cả hai bổ trợ cho nhau tạo nên một không gian sống tuyệt vời.
Có ba cách thiết kế giếng trời trong nhà phố, quý khách có thể tham khảo và lựa chọn một thiết kế phù hợp với mình như:
- Giếng trời giữa nhà
Giếng trời được biết đến là khoảng không gian thông tầng nối liền giữa tầng trệt của ngôi nhà đến mái nhà. Tùy thuộc vào diện tích của ngôi nhà, nhu cầu của gia chủ cũng như bản thiết kế của kiến trúc sư mà giếng trời có thể có hoặc không có ở một số công trình.
Đối với những ngôi nhà phố có diện tích nhỏ hẹp không gặp vấn đề về khả năng chiếu sáng thì giếng trời được xem là giải pháp tuyệt vời để lấy ánh sáng tự nhiên, tạo sự thông thoáng và mang khí trong lành từ bên ngoài vào.
Giếng trời giữa nhà có thiết kế 3 mặt, gồm: 1 mặt giáp tường, 1 mặt lưu thông không khí và 1 mặt tiếp xúc với không gian của nhà (có thể là phòng ngủ, phòng khách,...)
Bên cạnh đó việc thiết kế giếng trời giữa nhà sẽ thu hút tầm mắt, gây ấn tượng cũng như thu hút người đối diện.
- Đối với vị trí giếng trời cuối nhà
Thiết kế giếng trời ở cuối nhà, đặc biệt là gần khu vực cầu thang là tốt nhất, vừa đảm bảo công năng của giếng trời và tăng tính thẩm mỹ của thiết kế.
- Kích thước giếng trời
Kích thước lý tưởng của giếng trời khoảng 4 - 6m là tốt nhất, không nên làm quá to hoặc quá nhỏ.
Tuy nhiên chiều dài của giếng trời còn phụ thuộc nhiều vào chiều sâu của ngôi nhà cũng như vị trí đặt giếng trời
- Cấu tạo giếng trời
Thông thường cấu tạo của giếng trời sẽ có 3 phần, gồm: phần chân tiếp xúc với mặt đất, phần lưng và phần mái tiếp xúc với công trình thiết kế.
Ở dưới phần chân gia chủ có thể bố trí khu tiểu cảnh như chậu hoa, non bộ,... Còn phần lưng và phần mái thì có chức năng chiếu sáng cho các tầng của ngôi nhà và khu tiểu cảnh.
Tiểu cảnh vườn đứng
Tiểu cảnh trong nhà phố thường được chia thành nhiều dạng như vườn đứng, vườn dọc,... Trong đó tiểu cảnh vườn đứng là được yêu thích nhất. Bởi thiết kế này không chiếm quá nhiều diện tích trong nhà ở mà mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời. Quý khách có thể thiết kế tiểu cảnh vườn đứng trong phòng khách hoặc bất cứ khu vực nào trong nhà mà mình thích.
Tiểu cảnh nước trong nhà
Tiểu cảnh nước trong nhà có thể là bể cá, hồ nước,.. quý khách có thể bố trí, sắp xếp và tạo dựng một vị trí nhỏ trong phòng khách để tăng vẻ đẹp của ngôi nhà cũng như hút tài lộc.
Những lưu ý khi thiết kế tiểu cảnh, cách khắc phục nhược điểm như thế nào?
- Những lưu ý khi thiết kế tiểu cảnh
- Nhà phố thường có diện tích nhà nhỏ nên thiết kế tiểu cảnh nhỏ, vừa phải, phù hợp với không gian sống. Tránh tình trạng làm quá to, khiến không gian trở nên chật hẹp.
- Lựa chọn cây cảnh đặt trong khu tiểu cảnh cần chọn các loại cây nhỏ, sáng màu, dễ chăm sóc như cây dương xỉ, cây trường sinh,.
- Đối với những tiểu cảnh dạng nước thì nhớ thay nước thường xuyên, tránh tình trạng rêu mốc, ảnh hưởng đến không khí trong không gian sống.
- Cách khắc phục nhược điểm trong thiết kế tiểu cảnh
Mỗi loại tiểu cảnh đều có ưu nhược điểm khác nhau. Nếu như diện tích nhà phố nhỏ mà có thiết kế giếng trời trong nhà thì thay vì sơn nhẵn bề mặt thì nên chọn sơn sần để tiêu âm, giảm tạp âm truyền vào trong nhà cũng như các khu vực khác.
Bên cạnh đó khu tiểu cảnh sẽ thu hút không ít các côn trùng như muỗi, ruồi, gián,... Nên khi xây dựng tiểu cảnh cần lắp thêm đèn ở khu vực này.
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích và giúp bạn đọc lựa chọn được thiết kế tiểu cảnh trong nhà phố phù hợp.